Rikubetsu, bầu trời sao lạnh nhất Nhật Bản
Mùa đông ở Hokkaido, vùng cực Bắc của Nhật Bản, là nơi lạnh lẽo nhất trên cả nước. Nơi đây chính là quê hương của thành phố lạnh nhất Nhật Bản, Rikubetsu. Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei khám phá địa điểm độc đáo nhưng không kém phần lung linh này nhé!
Văn hóa Nhật Bản
>>> Học tiếng Nhật qua bài hát Trái anh đào
>>> 20 cách bày tỏ đồng ý giúp đỡ bằng tiếng Nhật
Rikubetsu, bầu trời sao lạnh nhất Nhật Bản
Rikubetsu là nơi như thế nào?
Phó tỉnh Tokachi ở phía tây của tỉnh Hokkaido, là một địa phương nổi tiếng với ngành nông nghiệp sản xuất bơ sữa, trồng đậu nành và đậu đỏ, cũng như lâm nghiệp, và cũng chính là quê hương của của thị trấn Rikubetsu, nơi lạnh nhất Nhật Bản.
Địa hình lòng thung lũng trũng đặc thù là nguyên nhân gây ra sự khác biệt sâu sắc về thời tiết giữa mùa hè nắng nóng và mùa đông giá rét ở đây. Đặc biệt, nhiệt độ vào mùa đông thường xuống rất thấp. Nhiệt độ thấp kỉ lục vào năm 2016 là -28.8 độ C và cao nhất là 31.8 độ C – cách biệt đến 60 độ ! Nhiệt độ trung bình vào tháng 1 là -20.2 độ C, còn nhiệt độ trung bình năm là -11.4 độ C – được ghi nhận là nhiệt độ trung bình thấp nhất Nhật Bản, và cũng giữ kỉ lục nhiệt độ thấp nhất với -38.0 độ C.
Nhưng ngay cả thời tiết khắc nghiệt đến thế cũng không làm cho Rikubetsu trở nên âu sầu mà bỏ quên những tiềm năng du lịch, người ta tổ chức ở đây nhiều sự kiện và hoạt động lấy chủ đề thời tiết lạnh, chẳng hạn như là một đài quan sát, hay các lễ hội quanh năm.
Để tới được đây, du khách có thể bắt một chuyến bay từ Tokyo tới Sân bay Memanbetsu, rồi đi tiếp 1 giờ đồng hồ xe ô tô nữa. Nhiều người thậm chí còn tới đây mỗi năm chỉ để ngắm nhìn mùa đông ở nơi lạnh nhất của Nhật Bản.
Những chuyến xe mang trên mình lịch sử
Hiện nay, những phương tiện giao thông công cộng ít ỏi ở Rikubetsu chỉ có tuyến bus Hokkaido Kitami và tuyến bus Tokachi. Cho tới gần đây thì vẫn còn tuyến đường sắt Furusato Ginga nối giữa hai thành phố Obihiro và Kitami hoạt động, tuy nhiên nó cuối cùng cũng đã dừng lại vào tháng 4 năm 2016 sau 95 năm miệt mài đón đưa. Tuyến đường cũng được đưa vào coi giữ và bảo tồn. Cho tới mùa hè năm 2008 nó mới tái xuất trong một vai trò mới – một điểm thu hút du lịch với tên gọi Đường sắt Furusato Ginga Rikubetsu, mở cửa chào đón khách thăm quan vào khoảng cuối tháng tư cho tới cuối tháng 10 hàng năm. Nhà ga Furusato Ginga Rikubetsu ngày nay được gọi là “Aurora Town 93 Riubetsu”, nơi lộ trình của tuyến bus lịch sử bắt đầu và kết thúc.
Đài thiên văn Ginga no Mori (Trung tâm Khoa học Không gian Trái Đất Rikubetsu)
Dường như chỉ có thể miêu tả vẻ đẹp của bầu trời sao đêm ở Rikubetsu bằng 1 từ: “nghẹt thở”, tới nỗi nó từng được gọi là “Thành phố trời sao” vào năm Showa 62 (1987). Trong suốt mùa đông, không khí nơi đây thoáng đãng và trong lành hơn hầu hết thời gian còn lại của năm. Lạnh lẽo là thế, nhưng tạo hóa cũng công bằng đổi lại cho nơi đây một món quà có một không hai, bầu trời đêm lấp lánh vô vàn những ánh sao nhưng những tinh thể rơi xuống từ thiên đường. Chẳng còn nơi nào có thể phù hợp để ngằm nhìn bầu trời mùa đông hơn nơi đây.
Bên trong đài quan sát Ginga no Mori, du khách có thể tìm thấy kính viễn vọng phản xạ lớn nhất Nhật Bản – Rikuri với chiều dài với 115cm, cùng với 4 kính viễn vọng nhỏ cũng như kính viễn vọng mặt trời để phục vụ cho nhu cầu quan sát bầu trời, ngoài ra còn rất nhiều thiết bị hiện đại khác cũng được trang bị. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta không cần tới các loại thiết bị này để ngắm nhìn và cảm nhận được vẻ đẹp đến sững sờ của bầu trời sao Rikubetsu – một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt từ bàn tay tạo hóa.
Cực quang Bắc
Một đặc điểm hết sức đặc biệt nữa tạo nên tiếng tăm của Rikubetsu, đây là một trong những nơi hiếm hoi trên khắp nước Nhật có thể quan sát được hiện tượng Cực quang Bắc.
Hội Shibare
Sự kiện mang tới những nét văn hóa đặc trưng nhất của địa danh lạnh nhất Nhật Bản chắc hẳn phải là Hội Shibare.
“Shibare” có nghĩa là “rét cóng” trong phương ngữ Hokkaido. Sự kiện này được tổ chức trong vòng 2 ngày, với nhiều hoạt động như biểu diễn trên sân khấu hay những màn trình diễn pháo hoa ngợp trời. Tuy nhiên, được chờ đợi nhất là nhân vật chính của sự kiện, tiết mục “Kiểm tra khả năng chịu lạnh của cơ thể người”.
Hoạt động nghe có vẻ “rùng rợn” này bao gồm ở suốt một đêm bên trong một ngôi nhà hình tròn như quả bóng, gọi là Chòi Bóng, và tất nhiên là không được trang bị bất kì thiết bị, dụng cụ sưởi hay làm ấm nào. Nếu bạn vượt qua cái đêm dài khắc nghiệt đó, thì phần thưởng cho bạn chỉ là một giấy chứng nhận, chứ không có giải thưởng nào như là tiền cả. Thậm chí để tham gia bạn còn phải mất phí. Vậy mà thực tế, Bài kiếm tra năng lực chịu lạnh này lại rất nổi tiếng, nó thậm chí còn được tổ chức thành một cuộc thi lớn, thu hút những con người mạnh mẽ gan góc từ khắp đất nước tụ hội so tài hàng năm.
Kết
Khắp nơi trên đất nước Nhật Bản đều là các địa danh nổi tiếng thế giới, nhiều người từ khắp năm châu đến với Nhật Bản tìm kiếm những trải nghiệm của một trong những nền văn minh hàng đầu. Rikubetsu tồn tại ở một Nhật Bản như thế, với ít danh tiếng hơn, nhưng cũng ít đi những đám đông và những tiếng ồn, bớt đi công nghệ hiện đại và tòa nhà cao vút. Nhưng nơi đây chắc chắn không thiếu sự thú vị và kì lạ của văn hóa truyền thống Nhật Bản, cũng như sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp chân phương của những người bản địa và cảnh sắc tuyệt diệu, tinh tế của tự nhiên. Nếu có cơ hội, hãy một lần đặt chân đến nơi đây nhé!
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei học tìm hiểu thêm những nét văn hóa độc đáo khác tại đây nhé: >>> Kamagasaki, một Nhật Bản rất khác
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen