Phân Biệt Cách Sử Dụng Của Các Chỉ Thị Từ こ・そ・あ
Hôm nay, các bạn hãy cùng trung tâm tiếng nhật Kosei đi tìm hiểu chỉ thị từ こ・そ・あ trong tiếng Nhật và phân biệt sự khác nhau trong cách sử dụng của chúng nhé! Chúng ta cùng vào bài học nào!
Phân biệt cách sử dụng của các chỉ thị từ こ・そ・あ

I. Những trường hợp chỉ sử dụng chỉ thị từ こ
1. Để chỉ những sự vật gần về phía người nói
Ví dụ: この字はなんと読むの。Chữ này đọc là gì vậy?
2. Khi muốn chỉ một từ ngữ hay dữ liệu, số liệu mà tác giả bài viết đã nêu ra trước đó
Ví dụ:「生きるべきか死ぬべきか」これは有名な「ハムレット」の中に出てくる言葉である。“ Chúng ta có nên sống hay không?”. Đó là một câu nói trong vở kịch “Hamlet” nổi tiếng.
3. Khi muốn giải thích chi tiết, cụ thể hơn về nguyên nhân, lý lo của sự việc đang đề cập tới
Ví dụ: この町では本屋が2件閉店した。これはインターネットで手軽に本が買えるようになったためではないか。Ở thị trấn này đã có hai hiệu sách đóng cửa. Chẳng phải vì giờ đây chúng ta có thể mua sách một cách dễ trên trên internet hay sao.
4. Để thay thế cho từ đã đề cập trước đó, sau đó giải thích thêm về nó
Ví dụ: 桜は日本人の心と深いつながりがあるようだ。毎年この花が咲き始めると、新聞などでも報道される。 Đối với người dân Nhật Bản, hoa anh đào có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hàng năm cứ mỗi khi hoa anh đào bắt đầu nở rộ là lại được thông báo trên các phương tiện truyền thông như báo chí. (この花 dùng thay thế cho 桜 và giải thích thêm về lý do tại sao đối với người dân Nhật Bản hoa anh đào lại có ý nghĩa quan trọng )
II. Những trường hợp chỉ sử dụngそ
1. Để chỉ những sự vật, đồ vật... gần về phía người nghe
Ví dụ: それを渡してください。Hãy truyền cho tôi cái đó nhé!
2. Khi sự vật, sự việc sau thuộc về, là một phần của cái đã đề cập liền trước => その = cái vừa đề cập + の
Ví dụ: 箱の中に薬とその説明書が入っている。Trong hộp có thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng của nó. (その説明書=薬の説明書)
3. Sử dụng để chỉ sự vật, sự việc trong câu giả định
Ví dụ: もし新方法が見つかったら、次回はその方法でやりたい。Nếu tìm được phương pháp mới thì lần sau tôi rất muốn làm thử cách này.
** Chú ý:
Khi chỉ danh từ đã xuất hiện một lần trước đó, về cơ bản ta thường sử dụng そ:それ、そこ、その人、その場合... Tuyệt đối không dùngあれ、あそこ、あの人、あの場合.
Ví dụ: 駅のそばに「森公園」という大きい公園がある。そこは昔、大学があったところである。Ở cạnh nhà ga có một công viên lớn tên là “Công viên Mori”. Ngày xưa ở đó là một trường đại học.
Tuy nhiên, khi sự vật, sự việc đó có liên quan mật thiết đến người viết, ta cũng có thể sử dụng こ.
Ví dụ: 私たちの市では3年前から住民が力を合わせて「花いっぱい運動」に取り組んでいる。レポートでこのことについて報告したい。 3 năm về trước mọi người ở thị trấn của chúng tôi đã hợp sức để mở cuộc vận động trồng hoa. Và tôi muốn viết về việc này trong bài báo cáo.
Trên đây là phân biệt cách sử dụng của các chỉ thị từ こ・そ・あ mà Kosei đã biên soạn. Hi vọng, bài viết đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích đến cho các bạn đọc!
Học thêm với mẫu ngữ pháp N3 qua bài sau cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei nhé:
>>> Cấu trúc ngữ pháp N3 với ろく

Khi học tiếng Nhật, việc phân biệt các cấu trúc てあげる, てもらう và てくれる là rất quan trọng vì chúng không chỉ khác nhau về ngữ pháp mà còn phản ánh thái độ và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Mỗi cấu trúc này đều diễn tả hành động giúp đỡ, nhưng chúng được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của người thực hiện và nhận hành động. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa てあげる, てもらう, và てくれる để sử dụng chính xác và tự nhiên hơn trong giao tiếp hàng ngày.

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau để miêu tả cảm giác hoặc suy nghĩ một cách mơ hồ, và "何だか" (nandaka) và "何となく" (nantonaku) là hai cụm từ thường được sử dụng trong các tình huống như vậy. Tuy có vẻ giống nhau nhưng chúng lại có sự khác biệt rõ rệt về cách sử dụng và ý nghĩa. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa "何だか" và "何となく" sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách chính xác và tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày. Cùng Kosei tìm hiểu sự phân biệt giữa chúng để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của bạn nhé!

hiennguyen

うっかり、つい、思わず cả 3 mẫu ngữ pháp này đều dùng để diễn tả hành động hoặc phản ứng vô thức như là “ vô ý, trót, lỡ, ...”. Tuy nhiên, về cách sử dụng thì 3 mẫu này lại mang các sắc thái khác nhau. Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây để biết cách phân biệt các phó từ うっかり、つい、思わず nhé!

hiennguyen

Khi học tiếng Nhật, việc nắm vững ngữ pháp là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc giao tiếp và thi cử. Tuy nhiên, với kỳ thi JLPT N4, nhiều bạn thường gặp khó khăn với một số cấu trúc ngữ pháp dễ bị nhầm lẫn. Kosei sẽ tổng hợp những cái bẫy hay gặp phải trong ngữ pháp N4, giúp bạn nhận biết và luyện tập hiệu quả hơn để vượt qua kỳ thi một cách dễ dàng!

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, あります và います là hai động từ phổ biến, nhưng chúng lại được sử dụng trong những tình huống khác nhau và có sự khác biệt nhất định về ngữ pháp. Vậy, cách ứng dụng của cấu trúc ngữ pháp của あります và います có khác nhau không? Hãy cùng Kosei khám phá sự phân biệt giữa chúng qua các ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn cách sử dụng và ý nghĩa của từng từ trong những tình huống giao tiếp khác nhau.

hiennguyen