CẦN PHẢI BIẾT các thán từ trong tiếng Nhật HAY DÙNG NHẤT
Hôm nay hãy cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu về thán từ trong tiếng Nhật các bạn nhé. Không chỉ tiếng Việt nói riêng mà tất cả các ngôn ngữ trên thế giới nói chung, đặc biệt là tiếng Nhật đều sử dụng thán từ để biểu hiện cảm xúc của người nói hoặc dùng làm từ gọi đáp.
Thán từ trong tiếng Nhật

1. Định nghĩa
Như đã nói đến ở trên, thán từ là từ loại dùng để biểu hiện cảm xúc ( ngạc nhiên, đau đớn, vui mừng, tức giận..) của người nói hoặc dùng làm lời gọi đáp.
Ví dụ như: あ、ああ、おや、なんと、へー、はい、ええ、さあ、ええと、そうね、そうですね、ほら、そら、……
Thán từ không phải là thực từ, cũng không phải là các hư từ. Các thán từ không có nghĩa định danh như thực từ. Mặt khác, thán từ có khả năng biểu thị các mối quan hệ ngữ pháp như hư từ.
Trong nhóm thán từ cũng có những từ thuộc từ loại khác chuyển sang như: これ、それ、とれ、ちょっと、もし、よし、しまった…….
2. Đặc điểm cú pháp
Thán từ là lớp từ không biến hình
Thán từ với chức năng biểu hiện cảm xúc và gọi đáp, khi thì hoạt động độc lập, khi thì kết hợp với các từ khác để đảm nhiệm thành phần hô ngữ trong câu.
Khi dùng để biểu hiện cảm xúc, thán từ hoạt động độc lập, một mình làm thành một phát ngôn độc lập.
Ví dụ:
(1) わあ、きれい。
Khi được dùng làm lời gọi đáp, thán từ hoặc một mình hoặc kết hợp với các từ khác để đảm nhiệm thành phần hô ngữ.
Ví dụ:
(2) 田中:景気がよさそうたね。
平川:まね。
(3) どうれ、ぽつぼつ始めるか。
3. Phân loại thán từ
Căn cứ vào chức năng, có thể chia thán từ thành các loại sau:
-
Thán từ biểu thị thái độ cảm xúc của người nói: あ、ああ、おや、まあ、あら、あれ、あれれ、ありや、わ、うわ。。。
Ví dụ:
(4) ああ、美しい花でしょう。
(5) まあ、なんと素晴らしい景色でしょう。
-
Thán từ biểu thị sự kêu gọi đối phương, kêu gọi sự chú ý của người tham gia giao tiếp: もしもし、ちょっと、あの、おい、こら、ねえ、ほら、さあ。。。
Ví dụ:
(6) もしもし。ほんを落としましたよ。
(7) ちょっと。待って下さいよ。
(8) ほら、見て。
-
Thán từ biểu thị lời đáp lại của người tham gia giao tiếp hay biểu thị ý đồng tình, không đồng tình với phát ngôn của đối phương: はい、いいえ、うん、はあ、いや。。。
Ví dụ:
(9) はい、これから学校に行きます。
(10) 山田さんですか。いいえ。
(11) うん、これは美味しい。
-
Thán từ biểu thị tiếng hò reo: えい、よいしょ、それ。。
Ví dụ:
(12) えい、捨ててしまえ。
(13) よいしょ、こらしょ。
(14) それっ、突っ込め。
-
Thán từ biểu thị ý hoài nghi với bản thân:はて、はてな
Ví dụ:
(15) はて、誰が来ただろう。
(16) はてな、盗まれたかな。
-
Thán từ biểu thị lời chào hỏi:
Ví dụ
(17) お早うございます。今日はいい天気ですね。
(18) ちょっと失礼。
khi diễn đạt lễ nghi chào hỏi, ngoài các thán từ còn có các ngữ tương đương thán từ được sử dụng. Các thán từ và các ngữ tương đương thán từ được sử dụng khi chào tạm biệt:さようなら、じゃ、じゃまた、じゃこれで、じゃまた後で、失礼します。。。 ;Khi chào gặp mặt:やあ、お早う、こんにちは、今晩は、元気、おす。。。 ;Chào khi xuất phát hoặc trở về: 行ってきます、行ってらっしゃい、ただいま、お帰り ; Khi cảm ơn:ありがとうございます、すみません、おそれいります、。。。 ;Đáp lại lời cảm ơn:いえ、いいえ、いえいえ、どいたしまして、とんでもない、とんでもございません。。 ;Nói trước và sau bữa ăn:いただきます、ごちぞうさま。。。
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu bài học sau nhé!!
>>> Tổng hợp 22 Câu cảm thán trong tiếng Nhật ĐẦY ĐỦ NHẤT
>>> Trạng từ sử dụng trong câu phủ định
>>> Từ tượng thanh, tượng hình tiếng Nhật: Chuyển động của sự vật (P2)
>>> 16 cách thể hiện sự không đồng ý trong tiếng Nhật

Khi học tiếng Nhật, việc phân biệt các cấu trúc てあげる, てもらう và てくれる là rất quan trọng vì chúng không chỉ khác nhau về ngữ pháp mà còn phản ánh thái độ và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Mỗi cấu trúc này đều diễn tả hành động giúp đỡ, nhưng chúng được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của người thực hiện và nhận hành động. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa てあげる, てもらう, và てくれる để sử dụng chính xác và tự nhiên hơn trong giao tiếp hàng ngày.

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau để miêu tả cảm giác hoặc suy nghĩ một cách mơ hồ, và "何だか" (nandaka) và "何となく" (nantonaku) là hai cụm từ thường được sử dụng trong các tình huống như vậy. Tuy có vẻ giống nhau nhưng chúng lại có sự khác biệt rõ rệt về cách sử dụng và ý nghĩa. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa "何だか" và "何となく" sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách chính xác và tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày. Cùng Kosei tìm hiểu sự phân biệt giữa chúng để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của bạn nhé!

hiennguyen

うっかり、つい、思わず cả 3 mẫu ngữ pháp này đều dùng để diễn tả hành động hoặc phản ứng vô thức như là “ vô ý, trót, lỡ, ...”. Tuy nhiên, về cách sử dụng thì 3 mẫu này lại mang các sắc thái khác nhau. Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây để biết cách phân biệt các phó từ うっかり、つい、思わず nhé!

hiennguyen

Khi học tiếng Nhật, việc nắm vững ngữ pháp là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc giao tiếp và thi cử. Tuy nhiên, với kỳ thi JLPT N4, nhiều bạn thường gặp khó khăn với một số cấu trúc ngữ pháp dễ bị nhầm lẫn. Kosei sẽ tổng hợp những cái bẫy hay gặp phải trong ngữ pháp N4, giúp bạn nhận biết và luyện tập hiệu quả hơn để vượt qua kỳ thi một cách dễ dàng!

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, あります và います là hai động từ phổ biến, nhưng chúng lại được sử dụng trong những tình huống khác nhau và có sự khác biệt nhất định về ngữ pháp. Vậy, cách ứng dụng của cấu trúc ngữ pháp của あります và います có khác nhau không? Hãy cùng Kosei khám phá sự phân biệt giữa chúng qua các ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn cách sử dụng và ý nghĩa của từng từ trong những tình huống giao tiếp khác nhau.

hiennguyen