Lễ hội Tanabata Nhật Bản - Ngày lễ thất tịch ở Nhật
Nhật Bản là đất nước nổi tiếng với nhiều lễ hội được tổ chức quanh năm với những phong tục đặc sắc mang đậm bản chất văn hóa. Trong đó, lễ hội Tanabata Nhật Bản được xem là lễ hội ngày thất tịch đẹp nhất. Cùng Kosei khám phá trong bài viết sau đây nhé!
Sự ra đời và ý nghĩa của lễ hội Tanabata Nhật Bản

Sự ra đời của lễ hội Tanabata
Lễ hội Tanabata có lịch sử cách đây hơn 2.000 năm và dựa theo một câu chuyện cổ của Trung Quốc. Người xưa kể rằng, nhà vua có một cô công chúa rất giỏi dệt lụa tên là Tanabata-tsume hay còn gọi là Orihime đem lòng yêu mến một chàng trai chăn bò tên là Hikoboshi. Họ sống yên bình và hạnh phúc bên cạnh dòng sông của thành phố Milky, nhưng sau khi hai người gặp nhau và yêu nhau. Họ bắt đầu bỏ bê công việc của mình: Orihime ngừng dệt vải, Hikoboshi để những con bò của mình lang thang khắp bầu trời. Điều này khiến nhà vua tức giận, vì vậy để trừng phạt đã tách hai người yêu nhau qua Dải Ngân hà và mỗi năm chỉ cho họ gặp nhau một lần vào ngày 7 tháng 7. Truyền thuyết nhấn mạnh rằng Orihime và Hikoboshi không thể gặp nhau nếu thời tiết mưa. Vì vậy, dựa vào thông lệ, người ta thường cầu nguyện cho thời tiết tốt vào ngày này.
Orihime đại diện cho sự hình thành sao của Vega, trong khi Hikoboshi là viết tắt của Altair bị ngăn cách bởi dải ngân hà. Giao điểm của hai ngôi sao đầu tiên đã sinh ra truyền thuyết mà sau đó tạo ra Lễ hội Tanabata còn được gọi là lễ hội ngôi sao.

Ý nghĩa lễ hội Tanabata
Đây là một lễ hội truyền thống đẹp và lãng mạn nhất trong các lễ hội của Nhật Bản. Không chỉ có ý nghĩa nhắc về chuyện tình xa cách bởi các dải ngân hàng của Hikoboshi và Orihime mà trong ngày này, mọi người còn thể hiện mong ước và tâm tư của mình qua hình ảnh cây trúc với những tấm giấy nhỏ đầy sắc màu là biểu tượng đặc trưng của lễ hội.
Khi nào lễ hội Tanabata Nhật Bản sẽ diễn ra?
Hàng năm cứ vào ngày 7/7 tại Nhật Bản người ta lại tổ chức lễ hội Tanabata hay còn gọi là ngày lễ Thất Tịch. Nhưng theo lịch âm được sử dụng trước đây, tháng thứ bảy gọi là tháng tám chứ không phải tháng bảy. Nên ở một số nơi như Sendai, họ ăn mừng vào ngày 7 tháng 8, mặc dù ngày chính thức là ngày 7 tháng 7.
Một số điều thú vị trong lễ hội Tanabata Nhật Bản
Cây trúc nhỏ

Vào ngày lễ hội diễn ra, khi đi du lịch ở Nhật Bản bạn sẽ thấy những cây trúc nhỏ được cắm ở khắp nơi, từ sân nhà đến những nơi công cộng như trường học, công ty,... Mọi người sẽ viết những điều ước của họ lên những dải giấy nhỏ kèm vật trang trí với màu sắc sặc sỡ gọi là Tanzaku và treo chúng trên cành cây trúc. Màu sắc chủ đạo để trang trí lên cây trúc chính là các màu trong ngũ hành bao gồm màu xanh lục, hồng, vàng, trắng và đen.Đây là một phong tục chủ yếu trong ngày lễ thất tịch tại Nhật Bản. Sau khi lễ hội kết thúc, những cây trúc và đồ trang trí sẽ đưa lên thuyền thả trôi trên sông để những điều ước có thể bị lấy đi và hy vọng trở thành sự thật.
Đi cầu nguyện ở dền thờ Thần đạo Shinto

Lễ hội Tanabata ở Nhật cũng mang ý nghĩa mong muốn những người yêu nhau sẽ được ở bên nhau. Nên vào ngày này những cặp đôi yêu nhau sẽ đến đền thờ Thần đạo Shinto (神社) để cầu nguyện bên nhau trọn đời, còn những ai cô đơn sẽ đến cầu nguyện với mong muốn tìm thấy ý trung nhân cho mình.
Ăn mì Somen lạnh sợi nhỏ
Mì Somen là món mì có sợi mỏng, nhỏ làm từ lúa mì được phục vụ ướp lạnh với tzuyu và một loại nước chấm là một trong một trong những món ăn truyền thống được thưởng thức trong ngày Tanabata và cũng là món ăn phổ biến nhất trong mùa hè nóng và ẩm ở Nhật Bản.
Vào lễ hội Tanabata Nhật Bản thì nên đi đâu?
Thành phố Hiratsuka

Lễ hội Tanabata ở thành phố Hiratsuka cũng được tổ chức rất lớn và có rất nhiều nghi lễ truyền thống được diễn ra như, diễu hành và phao nổi, đám cưới Tanabata, và nhiều điệu múa đặc sắc. Lễ hội thông thường sẽ kéo dài ba ngày.mọi người có thể tham gia vào một số quầy hàng lễ hội hay hòa mình vào cuộc diễu hành của 1.000 người nhảy múa là một trong những điểm thu hút nhất. Những vũ công chuyên nghiệp sẽ mặc trang phục yukata và diễu hành qua các con phố thu hút người dân địa phương và khách du lịch nước ngoài để tham gia.
Thành phố Sendai
Không giống những thành phố khác vì sự khác nhau giữa âm lịch và dương lịch, Sendai tổ chức lễ hội Tanabata vào ngày 7 tháng 8 hằng năm. Lễ hội Tanabata Sendai có lẽ là lễ Tanabata được tổ chức lớn nhất trên cả nước.Những cây cột giấy Fukinagashi trang trí với màu sắc rực rỡ được treo trên các khu phố và khu mua sắm lớn là điểm nổi bật nhất của lễ hội này. Ngoài ra, vào đêm trước khi lễ hội được tổ chức còn có lễ hội bắn pháo hoa rất lớn. Vì vậy đây là thời điểm lý tưởng nhất nếu bạn muốn đến và khám phá thành phố Sendai.
Thành phố Anjou
Đối với người dân thành phố Anjou, lễ thất tịch là ngày lễ rất được yêu thích và được tổ chức hoành tráng không thua kém gì Sendai và Hiratsuka với buổi diễn văn nghệ và khiêu vũ độc đáo, cuộc diễu hành bởi những đứa trẻ mẫu giáo đến lứa tuổi trung học quang các đường phố. Hàng năm, lễ hội tại nơi này thu hút đông đảo du khách đến tham gia lễ hội.
Trên đây là một số thông tin về lễ hội Tanabata Nhật Bản mà trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp. Hi vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn đọc!
Tin liên quan:
>>> 7 Lễ hội đặc sắc nhất Nhật Bản ngay sau Tết dương lịch
>>> Chơi gì tại lễ hội mùa hè Nhật Bản (Phần 1)

Khi học tiếng Nhật, việc phân biệt các cấu trúc てあげる, てもらう và てくれる là rất quan trọng vì chúng không chỉ khác nhau về ngữ pháp mà còn phản ánh thái độ và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Mỗi cấu trúc này đều diễn tả hành động giúp đỡ, nhưng chúng được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của người thực hiện và nhận hành động. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa てあげる, てもらう, và てくれる để sử dụng chính xác và tự nhiên hơn trong giao tiếp hàng ngày.

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau để miêu tả cảm giác hoặc suy nghĩ một cách mơ hồ, và "何だか" (nandaka) và "何となく" (nantonaku) là hai cụm từ thường được sử dụng trong các tình huống như vậy. Tuy có vẻ giống nhau nhưng chúng lại có sự khác biệt rõ rệt về cách sử dụng và ý nghĩa. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa "何だか" và "何となく" sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách chính xác và tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày. Cùng Kosei tìm hiểu sự phân biệt giữa chúng để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của bạn nhé!

hiennguyen

うっかり、つい、思わず cả 3 mẫu ngữ pháp này đều dùng để diễn tả hành động hoặc phản ứng vô thức như là “ vô ý, trót, lỡ, ...”. Tuy nhiên, về cách sử dụng thì 3 mẫu này lại mang các sắc thái khác nhau. Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây để biết cách phân biệt các phó từ うっかり、つい、思わず nhé!

hiennguyen

Khi học tiếng Nhật, việc nắm vững ngữ pháp là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc giao tiếp và thi cử. Tuy nhiên, với kỳ thi JLPT N4, nhiều bạn thường gặp khó khăn với một số cấu trúc ngữ pháp dễ bị nhầm lẫn. Kosei sẽ tổng hợp những cái bẫy hay gặp phải trong ngữ pháp N4, giúp bạn nhận biết và luyện tập hiệu quả hơn để vượt qua kỳ thi một cách dễ dàng!

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, あります và います là hai động từ phổ biến, nhưng chúng lại được sử dụng trong những tình huống khác nhau và có sự khác biệt nhất định về ngữ pháp. Vậy, cách ứng dụng của cấu trúc ngữ pháp của あります và います có khác nhau không? Hãy cùng Kosei khám phá sự phân biệt giữa chúng qua các ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn cách sử dụng và ý nghĩa của từng từ trong những tình huống giao tiếp khác nhau.

hiennguyen